Thursday, May 17, 2007

Văn chương Bùi Tín

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=8870&rb=0401

Quả là Bùi Tín múa bút hay thật, nhưng sao lại ngược nhau vậy? Phải chăng sau khi “giác ngộ”, ông nhận ra sự xâm lược là chính nghĩa, sự chống xâm lược là phi nghĩa và việc giành độc lập là vô bổ nên ông đã phải sám hối viết ngược lại. Cũng như ông từng ca ngợi cuộc chiến của Mỹ ở Iraq: “đông đảo nhân dân thế giới hoà chung trong niềm hân hoan vui mừng khôn xiết... Với mọi con người tiến bộ, dân chủ, yêu hòa bình, trái đất như đẹp hơn hôm qua, cuộc sống đáng sống hơn, trái đất như sạch sẽ hơn, bầu trời như trong xanh hơn… Những cảnh nhân dân Iraq chào đón liên quân với những nụ cười rạng rỡ”. Với thực trạng Mỹ đang sa lầy, Bộ trưởng Quốc phòng phải từ chức, và gần đây một lần tôi được nghe trên tivi, Tổng thống Bush nói thực chất cuộc chiến ở Iraq là cuộc chiến vì dầu hỏa (đại ý ông nói chúng ta tiến hành cuộc chiến vì không thể để một chế độ như vậy nắm giữ một nguồn dầu hỏa lớn)… thì không biết Bùi Tín nghĩ sao về sự quen tay múa bút như trên của mình?


Thử đọc vài dòng trước đây Bùi Tín viết về phe đối nghịch ngày xưa ta sẽ thấy giọng điệu cũng không khác gì giọng điệu ông viết về lãnh tụ, Đảng và chế độ ngày hôm nay, nó giống nhau ở điểm là đều không khoa học: “Vậy mà CIA đã qua một tấn thảm kịch. Một tấn thảm kịch chôn vùi cái uy danh hão của nó. Liên Xô đã phá vỡ ưu thế chiến lược hạt nhân của Mỹ, Cách mạng Cuba, Cách mạng Việt Nam… bêu cái bộ mặt “chưng hửng”, “ăn hại”, “vô tích sự”, bất lực của CIA… Chúng đã buộc phải cúi đầu”; “Hơn thế nữa, những Richard Nixon, Gerald Ford, Henry Kissinger, những viên tướng Joe Smith, những đại sứ Martin, Mérillon, cho đến những Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, và một loạt tướng tá và chính khách cấp cao Mỹ-Sài Gòn mà anh ta từng chiêm ngưỡng, tin tưởng đến sùng bái – qua kiểm nghiệm khắt khe của chiến tranh của lịch sử - hiện nguyên hình là những con rối của thời cuộc, những kẻ xuẩn ngốc… Tất cả đều không đáng một đồng đôla nhỏ!” (theo báo Nhân Dân ngày 19/6/06, bài đã dẫn).

Trong chiến tranh người ta có thể viết kiểu tuyên truyền, còn sau giải phóng, giai đoạn cần rút ra bài học thì một người có tư duy khoa học không bao giờ viết vậy. Có người đi Mỹ tận mắt chứng kiến sự giàu mạnh đã rất tự hào rằng ta phải tài năng thế nào mới có thể thắng được một đối phương hùng mạnh như thế. Như vậy thật khó tìm được sự thật trong những bài viết của Bùi Tín; trước đây cần ca ngợi ông tô đỏ, bây giờ cần chống đối ông bôi đen, đâu là “mặt thật” để tin ông đây!

Trong bài viết, Bùi Tín cũng đã kéo tướng Trần Độ và một loạt “chiến sĩ dân chủ” khác vào “phe” mình để biện hộ cho sự chống đối. Nhưng tôi thấy tướng Trần Độ cũng như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác không giống Bùi Tín, tính cách họ có điểm đáng nể, đó là họ dám chấp nhận thiệt thòi để nói lên chính kiến của mình, họ không chạy trốn, họ không bôi trắng thành đen, bôi đen thành trắng như Bùi Tín. Chính vậy, khi Trần Độ chết, ông vẫn được nhiều người tử tế “vô cùng thương tiếc”. Còn nói chung, về những mặt yếu kém của xã hội, Bùi Tín cũng như những người chống đối, những người góp ý, ngay cả bản thân tôi cũng đã viết không ít, có rất nhiều điểm đã viết ra là đúng, nhưng có một sự khác nhau là, từ thái độ chống đối hoặc xây dựng, người ta sẽ đánh giá khác nhau và đưa ra cách giải quyết khác nhau. Bùi Tín cũng như một số tác giả khác thường chỉ xoáy sâu thổi phồng những yếu kém, không đặt chúng trong toàn cục, nên ít được dư luận trong nước đồng tình rộng rãi. Tôi cũng đã trông thấy những đoàn “biểu tình” trước đài truyền hình TPHCM, thường là mấy chục cô bác nông dân, nhưng họ chỉ đả đảo ông chủ tịch xã, huyện nào đó ăn chặn đất của họ chứ họ vẫn giương cao biểu ngữ “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”! Nếu xã hội Việt Nam hiện thời chỉ thối nát như ý Bùi Tín thì nó đã tự sụp đổ từ lâu rồi, các nước đều tránh xa, chứ không tíu tít đến bỏ tiền của vào đầu tư như thế.

Bàn về Bùi Tín

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=8542&rb=09
Đông La


Bàn về tính khoa học, biện chứng và sự hiểu đúng ý người viết
(Nhân bàn về bài viết của Bùi Tín)


Việc Bùi Tín xới lại những cái cũ ai cũng biết với thái độ không xây dựng, mà mục đích chính chỉ để hạ uy tín những nhà lãnh đạo cũng như chế độ Việt Nam hiện thời không thể “khoa học” được, bởi trong công cuộc đổi mới hiện tại, người dân trong nước cần một khoa học khác, khoa học trong những ý kiến của Đặng Quốc Bảo, Hoàng Tụy… và đặc biệt là của Nguyễn Trung, thể hiện rất phong phú và sâu sắc trong bộ tiểu thuyết Dòng đời mới xuất bản của ông. Còn Bùi Tín viết về chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam: “thái độ sùng bái Mao… Những người lãnh đạo đã … tự biến mình thành kẻ tay sai ngay trên đất nước mình”. Nhưng ông Hoàng Tùng từng là Tổng biên tập báo Nhân dân, hình như là “sếp” trực tiếp hay tiền nhiệm gì đó của Bùi Tín viết ngược lại trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ mà tôi được đọc đoạn trích của Trần Viết Đại Hưng trên mạng http://www.hungviet.org/: “đầu năm 1951, trong một cuộc họp…, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao Trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao”.

Ngay việc sửa sai Cải cách ruộng đất, những “kẻ tay sai” liệu có dám sửa ý của chủ? Cũng theo Hoàng Tùng, khi đoàn cố vấn Trung Quốc đưa bản danh sách loại bỏ các tướng lĩnh trí thức, Bác Hồ nói tướng Giáp xé đi, làm vậy thì còn gì là quân đội nữa. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, sự thay thế cách “đánh nhanh thắng nhanh” của Trung Quốc bằng cách “đánh chắc tiến chắc” không chỉ thể hiện tài năng tuyệt vời của tướng Giáp mà còn thể hiện rõ ràng nhất tính tự chủ của Việt Nam. Ngay ngày giải phóng 30-4-75, Việt Nam cũng làm ngược lại ý Trung Quốc không muốn Việt Nam thống nhất (xem cuộc hội đàm giữa Kissinger và Chu Ân Lai). Vậy một Đảng “tay sai” “mù quáng” “tê liệt tư duy” như đánh giá của Bùi Tín liệu có thể hành động được như trên không? Và còn có thể lãnh đạo dân tộc “đánh thắng cả hai đế quốc to” làm cả thế giới phải khâm phục không? Bùi Tín viết vậy sao có thể “khoa học” được!

Còn tôi nói Bùi Tín không “biện chứng” bởi nếu ông hiểu phép biện chứng thì phải hiểu quy luật mối liên hệ phổ biến và phạm trù tất yếu. Việt Nam năm 1945 “một cổ hai tròng Nhật-Pháp”, chết đói, hai bàn tay trắng, muốn giành độc lập làm sao có thể không dựa vào nước khác, mà lúc đó có thể dựa vào đâu hơn Trung Quốc? Chính Bùi Tín viết: Trung Quốc đã “viện trợ quân sự…; rồi gạo, vải, đường, thuốc men, xe Giải phóng…; hàng ngàn cán bộ quân sự, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá sang Trung Quốc học tập”. Vậy “được” nhiều “vật chất” của người thì ta cũng phải “mất” chút “tự chủ” gì đó cho người cũng là lẽ thường tình. Nhưng anh nói sai là tôi không nghe, hoặc lỡ nghe anh xui dại thấy sai là tôi sửa! Một người từng trải như Bùi Tín mà không hiểu những lẽ thông thường ở đời, lại nhìn sự việc tách bạch, giản đơn thì trong triết học cái nhìn đó người ta gọi là cái nhìn siêu hình, làm sao mà “biện chứng” được! Còn trong chính trị người ta gọi là cái nhìn thiển cận.

Bùi Tín viết: “Về bản thân tôi, ông Đông La bảo tôi… bất mãn cá nhân, không được ăn nên đạp đổ thì không đúng. Cá nhân tôi không hề bất mãn vì chế độ đã trọng dụng tôi… tôi chỉ yêu cầu lãnh đạo trả lại cho nhân dân các quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội, và bầu cử hoàn toàn tự do theo chế độ đa đảng trong trật tự, luật pháp”. Những yêu cầu của Bùi Tín nhiều điểm có lý, nhưng cũng theo phép biện chứng, cái có lý chưa chắc hợp lý. Điều bất thường là khi ý mình không được nghe (tức không được trọng dụng), Bùi Tín đã quay lưng phủ nhận hoàn toàn chế độ đã ưu đãi mình, chính mình đã cúc cung tận tuỵ phục vụ một thời gian dài, trong khi toàn thế giới lại ứng xử ngược với Bùi Tín, càng ngày càng thân thiện, hợp tác chặt chẽ toàn diện hơn với Việt Nam. Bánh xe lịch sử vẫn lăn, việc Bùi Tín cố nói ngược lại xu thế có khác gì hành động “chọc gậy bánh xe”! Ông có thể tự biện hộ nhưng khó bịt được miệng dư luận trong nước rằng, nếu ông được lên Tổng biên tập, vô Trung ương, sẽ chẳng bao giờ có chuyện chạy trốn đâu!

Còn tôi viết có lần ông Bùi Tín “xui dại”, đó chính là nội dung bài "Lộ trình mới – Rốt Mép của Ê-I-Ai", đăng trên tờ Thông Luận số 159 tháng 5.2002, khi ông giới thiệu "Lộ trình cải tiến bang giao Mỹ – Việt theo hướng dân chủ hoá" do nhiều nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và khoảng mười nhà nghiên cứu Việt Nam họp bàn và đưa ra tại trụ sở của American Enterprise Institute (AEI Ngày 11 tháng 4 năm 2002”. Trong bài đó và những bài tranh luận với Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín viết: “Gắn bó, liên minh với ai? Trong thời ‘toàn cầu hóa’… Việt Nam theo chúng tôi chỉ có một sự lựa chọn: liên minh với Trung Quốc hoặc là với các nước dân chủ phương Tây do Hoa kỳ đứng đầu… Ði theo ông anh Bắc Kinh, chính trị có thể mặn mà, nhưng về mọi mặt, nhất là về kinh tế thì lỗ to, lỗ đơn lỗ kép"; "Hãy chọn bạn mà chơi! Làm bạn với Hoa Kỳ không dễ đâu… Vì quý Việt Nam mà nay họ chủ động giang tay bè bạn! Tôi rất lo là khéo mà ta lại lỡ tàu..."; "Kết bạn thân thiết với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể tiếp nhận đến 50 tỷ USD đầu tư không mấy khó khăn, chưa nói đến hàng chục tỷ USD có thể có từ cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới”; “Hoa kỳ đứng đầu thế giới dân chủ nay, qua cơ quan chiến lược của họ, muốn ngỏ lời kết bạn thân thiết chân thành với Việt Nam, do nhu cầu chiến lược của họ, và chiến lược ấy lại hoàn toàn ăn khớp với quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân ta”; “Có một nước Mỹ khác hẳn với nước Mỹ mà bộ máy tuyên truyền Hà Nội thường vẽ nên”; “Nước Mỹ rất trẻ, không hề có phong kiến, vua quan, sớm có dân chủ từ khi lập quốc. Họ có dân chủ trong máu”…

Ông Nguyễn Minh Cần, trong bài “Việc ta, ta cứ làm” trên trang web http://www.ykien.net đã cho Bùi Tín viết vậy là đã “quên cái kinh nghiệm đau xót của những người cầm quyền ở miền Nam đã lệ thuộc vào Hoa Kỳ”, coi những lời phân tích của Bùi Tín như "dỗ con nít" vậy!”; rồi ông kết luận: “Ðọc hai bài của ông Bùi Tín về ‘Lộ trình’, riêng tôi thì thấy rất buồn cho một người bạn dân chủ bị lầm lạc…” (10.10.2002). Như vậy tôi nói Bùi Tín khuyên chúng ta nên quan hệ đặc biệt riêng với Mỹ không đúng ý ông như trong ý kiến mới của ông sao?

Tôi đồng ý với ông là người góp ý cần phải đúng ý người viết. Tôi không ngờ một ý kiến ngắn của tôi trên talawas lại gây ra những cách hiểu khác nhau như vậy. Câu chữ chỉ là những ký hiệu, nhiều khi để hiểu thấu đáo ý nghĩa, phải đặt chúng trong tổng thể văn cảnh. Khi bàn về cái “không có tài” của Bùi Tín, tôi đã đưa ra những mẫu mực tài năng như Đặng Quốc Bảo, Hoàng Tụy, Nguyễn Trung… Họ đều thành đạt trong nghề nghiệp, họ đều không quay lưng lại với con đường mình đã đi, họ chỉ góp ý với mong muốn đất nước có những thay đổi phù hợp với giai đọan mới. Như vậy, chuyện đi theo hay không đi theo ĐCS không phải là tiêu chuẩn để xác định “cái tài” trong ý kiến của tôi; mà với Bùi Tín, tôi chỉ đưa ra một logic hình thức đơn giản, một người chậm hiểu thì không thể có tài được vậy thôi. Trong ý kiến thứ hai tôi đã viết rõ ý của mình hơn, thực chất một số người quay lưng không phải do họ nhận ra con đường mình đi là sai (nếu thực vậy họ không thể đi lâu như thế), mà chỉ đơn giản là do tham vọng không đạt nên đã quay lưng; một hành động được ca ngợi với một nhóm nhỏ “chiến sĩ dân chủ”, còn đa phần người dân bình thường trong nước rất coi thường. Nếu họ chỉ bất hợp tác, không đăng đàn diễn thuyết, rao giảng đạo lý, tôi cũng chẳng viết làm gì.

Về chuyện Uyên Vũ có ý xúc phạm tôi khi nhắc tới việc tôi nhắc đến Nguyễn Trung chỉ vì thấy ông nổi danh. Nếu Uyên Vũ biết sự thực thì chắc không bao giờ viết vậy. Đơn giản là vì cách đây mấy năm, chính Nguyễn Trung, vị cựu đại sứ, nguyên thư ký thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi đọc bài giới thiệu về tôi đã chủ động làm quen. Với Uyên Vũ đó có thể là chuyện ngược đời, còn tôi, chính sự bất kể địa vị tuổi tác của ông đã làm tôi rất quý trọng. Hồi ấy, trên diễn đàn văn chương tên ông còn rất lạ lẫm, còn tôi hai năm liền, 1997-1998, đã được tặng thưởng phê bình và thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội, những bài tranh luận với Đỗ Minh Tuấn, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa đã rùm beng rồi. Ông đã xin tôi một cuốn sách và tặng tôi một cuốn, nhờ tôi góp ý về kỹ thuật viết để ông viết cuốn sách “để đời”, đó chính là bộ Dòng đời của ông. Gần đây, chính vì mối “thâm giao” đó, tôi đã đứng ra bảo vệ ông trước Phạm Toàn trên talawas và đặc biệt là sự quy chụp rất nặng nề của Trần Thanh Đạm, riêng bài này tôi đã gởi cho VietNamNet, được BBT trả lời là “rất hay” nhưng không hiểu sao lại không được đăng. Ông đã viết thư cảm ơn tôi rất nhiều. Vậy đâu phải tôi nhắc tới Nguyễn Trung chỉ vì muốn thơm lây danh tiếng của ông như ý Uyên Vũ.

Còn với Việt Hải, tác giả cho “hành trình” một dân tộc dễ dàng đến mức không thể “vấp ngã” sao? Nước Đức thời phát-xít có sai lầm không? Nước Pháp đi “khai hóa” rồi cuối cùng bị thua ở Điện Biên Phủ, nước Mỹ tốn bao nhiêu tiền của và gần 60.000 sinh mạng để chống Việt cộng rồi hôm nay lại đón thủ tướng Việt cộng tại Nhà Trắng,… thì có sai lầm không? Còn nhìn quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là phải toàn diện về mọi lẽ “được mất”, cuộc chiến 1979 chứng minh rõ ràng nhất, còn chỉ tính theo kiểu Việt Hải thì riêng việc chi viện, Trung Quốc đã mất cho Việt Nam không ít đâu.

Don Luce điều trần trước Quốc hội

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=197818&ChannelID=89
Don Luce điều trần trước Quốc hội

Là đại diện của Tổ chức International Voluntary Services và World Council of Churches, Don Luce đã phục vụ 12 năm tại VN. Năm 1971, ông ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về những hoạt động của chính phủ có liên quan tới hối lộ, tham nhũng và việc tra tấn người VN.

- Về việc người Mỹ tham gia các vụ tra tấn: “Khi tôi (Don Luce) nói chuyện với những người từng bị giam trong các trung tâm thẩm vấn rồi sau đó được thả ra, cùng với việc đặt những câu hỏi tổng quát với hàng trăm người bình thường khác, tôi đã nhận được ý kiến chung của người VN. Họ nói rằng hầu hết những người bị bắt đều bị tra tấn ngay tức khắc rồi sau đó chuyển đến một trung tâm thẩm vấn, hoặc một đồn cảnh sát và lại tiếp tục bị tra tấn. Còn với câu hỏi là liệu người Mỹ có dính líu gì đến các vụ tra tấn hay không thì họ nói trong nhiều trường hợp là có sự hiện diện của người Mỹ. Vì thế, người Việt có cảm giác người Mỹ thường theo dõi việc tra tấn và thỉnh thoảng còn tham gia tra tấn nữa”.

- Về việc tái định cư cưỡng bức: “Từ năm 1965, chúng ta (người Mỹ) bắt đầu ép buộc dân chúng rời khỏi nơi cư trú của họ. Cụ thể, chúng ta đã đưa 1/3 dân chúng ở vùng nông thôn lên sinh sống tại các thành thị, xung quanh các căn cứ không quân. Chúng ta trả tiền cao để họ ngủ với binh lính, giặt ủi quần áo hoặc những công việc đại loại như thế. Sự bất ổn ở thành thị là hậu quả tất yếu của những gì chúng ta thực hiện hồi năm 1965 khi buộc các nông dân rời khỏi nơi sinh sống của họ. Điều đó đã phá hủy phần quan trọng nhất của xã hội VN là đời sống gia đình. Đàn ông buộc phải gia nhập quân đội. Phụ nữ thì giặt ủi quần áo cho binh lính Mỹ, những cô gái thì làm trong các quán bar hoặc nhà thổ, còn các cháu bé thì đi đánh giày, giữ xe, rửa xe và trộm cắp. Đó là sự phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của xã hội”.

Chuồng cọp

Bác sĩ Allen Hassan trong cuốn “Failure to Atone” (Nxb Trẻ và First News dịch) cho biết:

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=197818&ChannelID=89

“Chuồng cọp”

Trong xã này, lần đầu tiên tôi thấy một “trại cải huấn”. Cũng giống như nhiều trại tù tương tự được thiết lập bằng nguồn tài trợ của Mỹ và do chính quyền Nam VN quản lý một cách tồi tệ, “trại cải huấn” trong xã này chật kín hàng ngàn con người gần như trần truồng, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ con, bị cho là tù binh chiến tranh. Cái gọi là “trại cải huấn” dùng để giam giữ cư dân địa phương bị vây bắt mà không có chứng cứ xác đáng và đối xử với họ như súc vật. Họ bị buộc phải nhận tội, bị giam cầm mà không có xét xử và bị đối xử một cách tàn nhẫn.

Đây chưa phải là phương cách tồi tệ nhất mà chính quyền Nam VN và Mỹ áp dụng. Những người bị tình nghi có hành động chống đối chính quyền Nam VN còn bị nhốt trong các “chuồng cọp” rất chật hẹp và đầy nghẹt người. Những “chuồng cọp” này được néo chặt bằng những cột tre dày đặc, cách khoảng chưa đầy một tấc. Mỗi “chuồng” dài chừng 6m, rộng 3m và cao khoảng hơn 1m. “Chuồng cọp” rất thấp nên tù nhân không thể đứng dậy được. Mỗi “chuồng” như thế giam đến 20 người. Họ được nuôi ăn thông qua những lát gỗ mỏng và buộc phải sống chung với những thứ cặn bã phân, nước tiểu mà họ thải ra. Tôi cũng thấy cảnh người ta mắng nhiếc, khạc nhổ lên những người bị giam trong “chuồng”.

Hai mẹ con trúng bom Mỹ được đưa vào bệnh viện - Ảnh: Honda Katshuishi (Nhật)
Khi tôi đi bộ ngang qua những “chuồng cọp”, các tù nhân đã nhận biết tôi là một người Mỹ mặc thường phục. Tôi được biết những du kích cộng sản trung kiên nhất sẽ bị giam cầm rất lâu trong “chuồng cọp”. Những tù nhân bị liệt vào hạng “tội nặng nhất” sẽ bị hành hạ và bỏ lờ đi cho đến chết. Thường thường, các “chuồng” được xây dựng ở những nơi trống trải nên nhiều tù nhân đã chết vì bị mất nước dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Họ cũng chết vì đói khát và căng thẳng khi bị giam lâu ngày trong những “chuồng” chật chội, nơi mà đúng ra còn không thích hợp để nhốt súc vật nữa.

Ngoài ra, tôi cũng được biết những tù nhân “ngoan cố” nhất - những nhà cách mạng kiên cường đến cùng - những người bị xem như không có hứa hẹn “cải hối” được, thì đừng mong ngay cả việc bị đưa vào “trại cải huấn”. Sau này tôi mới biết trong chiến tranh có khoảng 40.000 người Việt bị chính quyền Nam VN và Mỹ sát hại trong các chiến dịch Phượng hoàng của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Chính đây là nơi đề xuất thiết lập các “trại cải huấn”. Theo Stuart Herrington - tác giả của cuốn sách về chiến dịch Phượng hoàng, những thường dân VN bị phát hiện có giữ ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà, có radio, có thuốc men nhiều hơn mức cá nhân cần dùng, đều bị qui là Việt cộng và sẽ bị giết ngay tức khắc.

“Trại cải huấn” mà tôi mô tả chỉ là một khía cạnh khác của cuộc chiến tàn bạo, mất nhân tính. Tại VN, có lần tôi đã nghe từ miệng một sĩ quan quân đội rằng cần phải giết cả con cái của những người bị tình nghi là Việt cộng nữa, vì chúng như trứng chấy rận, rồi sẽ lớn lên và trở thành kẻ thù nguy hiểm.