Tuesday, June 19, 2007

Justice for all Agent Orange's Victims

1. http://news.yahoo.com/s/nm/20070618/us_nm/vietnam_agentorange_damages_dc_1
By Christine Kearney 2 hours, 39 minutes ago
NEW YORK (Reuters) - Several major U.S. chemical companies are directly accountable for supplying the U.S. military with dioxin, or "agent orange," during the Vietnam War and causing widespread dioxin poisoning, a lawyer for Vietnamese plaintiffs told a federal appeals court on Monday.
The plaintiffs appealed a lower court decision that dismissed a civil suit seeking class-action status on behalf of more than 3 million Vietnamese people against the chemical companies. It could have resulted in billions of dollars in damages and the environmental cleanup of Vietnam.More than 30 companies, including Dow Chemical Co. and Monsanto Co., are named in the lawsuit.
U.S. warplanes dumped about 18 million gallons (70 million liters) of the defoliant on Vietnamese forests between 1962 and 1971 to destroy Vietnamese sources of food and cover. The plaintiffs seek damages from dioxin poisoning which decades later they say has caused cancer, deformities and organ dysfunction.
Jonathan Moore, the lawyer for the plaintiffs, said the chemical companies knew that the "agent orange" herbicide containing dioxin was harmful but did nothing.
"They knew how it was going to be used and they had reason to believe the effect would be disastrous and they did it anyway," Moore told the panel of three judges for the U.S. Second Circuit Court of Appeals. "We are now seeing years later the fruit of that terrible poisonous product."
BATTLEFIELD IMPLICATIONS
The judges appeared unmoved by previous cases from years following World War Two, when makers of the gas Zyklon B, used in Nazi death camps, were convicted of crimes.
Unlike those cases, the judges questioned if poisons used in war that were not directly intended to kill people and only found years later to cause harm violated international law.
"It's a different circumstance here, is it not?" asked appeals court judge Robert Sack. "Is poison designed to kill or hurt?"
The case also considers the power of the U.S. president to authorize the use of hazardous materials during war, but the U.S. government was not sued due to sovereign immunity.
Former U.S. Solicitor General Seth Waxman, arguing for the chemical companies, noted a lack of legal precedent for punishing the use of poisons in war and warned of harming U.S. battlefield decisions if judges find the suit can proceed.
"This does affect our ongoing diplomacy," he said, citing the use of depleted uranium shells by U.S. forces in Iraq. Before the hearing, the Vietnamese plaintiffs and supporters held a rally. Among them was Nguyen Van Quy, a former member of the North Vietnamese army exposed to "agent orange" who is at the end stage of multiple cancers and has two children with birth defects.
"We need to tell the American citizens of the bad impact and consequences of 'agent orange' to many generations in Vietnam," said Quy, who traveled to New York from Haiphong, Vietnam.The judges were not expected to make a decision for several months, and if they found the suit could move ahead, it could take years before a trial is held and any damages are awarded.
In 1984, seven chemical companies including Dow and Monsanto agreed to settle out of court for $180 million with U.S. veterans who claimed "agent orange" caused cancer and other health problems.
The United States maintains there is no scientifically proven link between the wartime spraying and the more than 3 million people Vietnam says are disabled by dioxin over three generations.
2. http://biz.yahoo.com/ap/070618/ny_agent_orange.html?.v=1

Agent Orange Appeal Is Heard in New York

Monday June 18, 6:23 pm ET By Larry Neumeister, Associated Press Writer Vietnamese Victims of Agent Orange Seek New York Court Help NEW YORK (AP) -- Vietnamese victims of Agent Orange received little encouragement from a federal appeals panel when they sought Monday to reinstate their claim that U.S. companies committed war crimes by making the toxic chemical defoliant available for use in the Vietnam War. The three-judge panel of the 2nd U.S. Circuit Court of Appeals seemed more receptive to arguments by lawyers for the companies and the U.S. government that there was no evil intent when Agent Orange was used to clear the Vietnamese landscape of unfriendly crops for troops.Agent Orange has been linked to cancer, diabetes and birth defects among Vietnamese soldiers and civilians and American veterans.
Supporters of the 4 million Vietnamese described as plaintiffs in the lawsuit by U.S. District Judge Jack B. Weinstein in Brooklyn packed a large Manhattan courtroom for several hours of arguments on the subject.
The appeals judges sounded reluctant to overturn Weinstein, who said in March 2005 that Agent Orange and similar U.S. herbicides cannot be considered poisons banned under international rules of war and that the lack of large-scale research made it impossible to show what caused illnesses.
Judge Robert Sack said he did not doubt that the plaintiffs, who are seeking millions of dollars, would "have an extremely strong case" if they could prove that companies knew Agent Orange contained a dangerous toxic substance and used it because they wanted to poison the people of Vietnam.
Plaintiffs lawyer Jonathan C. Moore said the companies were reckless because they deliberately took steps to make sure the highly toxic chemical dioxin was not kept out of Agent Orange."I do believe the conduct of the defendants was intentional. They knew the risk and went ahead anyway," Moore said. "The effect it had on the people of Vietnam was certainly significant and drastic."
Judge Roger J. Miner said he heard indications that neither the government nor manufacturers were aware of the toxicity of Agent Orange.
Judge Peter Hall noted that U.S. troops were directly exposed to Agent Orange and U.S. aircraft sprayed more than 21 million gallons of it between 1962 and 1971 in attempts to destroy crops and remove foliage used as cover by communist forces.
Moore said the defendants did not put dioxin in Agent Orange deliberately but failed to take it out because it would have slowed manufacturing and raised expenses at a time when the U.S. government was boosting the size of its orders.
"They made a conscious choice to keep the poison in the product," he said. "Having made that choice, they should now have to accept responsibility."
Hall upset Moore when he questioned what happens when a substance is used in wartime that "happens to have a little poison in it, the effects of which wasn't known at the time."
"Not a little poison," Moore shot back. "It's not a little poison. It's not trace amounts."
He said it was a battlefield decision with a "terrible result."
An attorney arguing on behalf of Monsanto, Dow Chemical and more than a dozen other companies said they were following the instructions of U.S. presidents and Congress during wartime.
"Even an international tribunal would not entertain these claims," said the attorney, Seth P. Waxman.
He noted that the U.S. government had filed papers in the case saying that the use of Agent Orange was a battlefield decision and any attempt to bring relief to the Vietnamese people should come as a result of diplomacy.
He told the court the matter was supposed to be discussed Monday when Vietnamese President Nguyen Minh Triet visited the United States. On a visit to Vietnam last fall, President Bush and Triet agreed to discuss dioxin contamination at old Agent Orange storage sites.
Some 10,000 U.S. war veterans receive medical disability benefits related to Agent Orange. The Vietnamese government has said the United States has a moral responsibility for damage to its citizens and environment but has never sought compensation for victims. The appeals judges didn't indicate when they would rule.

Sunday, June 17, 2007

Vụ Nguyễn Văn Lý qua cái nhìn của đại sứ Mỹ

Trích từ:

http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw5n25/minhBach.html

Sự Trong Sáng Và Minh Bạch Của Việt Weekly Trong Vai Trò Truyền Thông

DỐC THƯỢNG


"Một phóng viên quốc tế: good afternoon, my name is ..., my question is for the ambassador, you had made clear that you spoke with the vice priminister, Mr. Khiêm, but I am curious to know what the Vietnamese officials’ reactions were. And the way they have these men handling the women. And did you talk to them the image that policemen covering the mouth of father Lý at the trial last week, and the way it portraited. (Tiếng người thông dịch viên của tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội: Thưa ngài đại sứ, ngài có nói rằng ngài sẽ thực hiện công việc của mình với phó thủ tướng Khiêm, vậy thì ngài đã thấy các quan chức cao cấp của Việt Nam đã phản ứng như thế nào? Và về các việc các công an Việt Nam xử lý những người phụ nữ, thì ngài có thể nói gì về cái hình ảnh của những công an đó? Ngài có thể bình luận gì về những người công an đã xử lý cái vụ việc cha Lý trong phiên tòa của tuần trước?)

Đại sứ Marine: I think it would be more appropriate if you direct you question about the reactions of the ... (tiếng người thông dịch: tôi nghĩ rằng là sẽ thích hợp hơn nếu như anh đặt câu hỏi về cái vấn đề này, về cái vụ việc công an ... cho phía chính phủ Việt Nam.)

About the trial of father Lý, it was more open than the privious trials and that ... in right direction. (tiếng người thông dịch: về việc cha Lý, chúng tôi không có thảo luận về trường hợp của cha Lý, nhưng để bình luận về cái phiên tòa ... đã diễn ra công khai hơn những phiên xử lần trước, và đây là một bước đi đúng hướng.) I wasn’t there ... seeing those images. I know in certain circumstances in the trials in the United States, prisoners who are speaking out, would be dealt with forcefully. So there is a reason for people in plain clothes standing in the front of the prisoner. (tiếng người thông dịch: tôi không có mặt ở phiên tòa xử cha Lý, và tôi có nhìn thấy cái tấm ảnh đó, ... tuy nhiên, tôi biết trong một số điều kiện ở các tòa án ở Mỹ, họ có quyền yêu cầu các bị cáo nói to, hoặc nói không phù hợp, thì phải bị đưa ra tòa ... thì quý vị, có thể là có những lý do giải thích nào đó cho việc những người mặt thường phục đứng đằng sau cha Lý.) I do think that father Lý should not ... very well violate ..., but (tiếng người thông dịch: Tôi tin tưởng rằng là cha Lý không đáng bị tống vào nhà tù, có thể một số hoạt động của ông ấy vi phạm luật pháp của Việt Nam, nhưng điều đó có nghĩa rằng là cần phải xem xét lại những luật pháp này để cho nó phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay.) As I said, our two goverments see ... (tiếng người thông dịch: như tôi đã nói, cả hai đất nước Mỹ và Việt Nam đang nhìn về vấn đề này, có cái nhìn rất là khác nhau. Và vì thế cần phải tiếp tục làm việc để cụ thể cái sự thực hiện.)

Bản dịch tổng hợp của Viet Weekly:

Hỏi: Câu hỏi của tôi là cho ông đại sứ, ông đã nói rõ rằng ông đã nói chuyện với phó thủ tướng Khiêm, nhưng tôi tò mò muốn biết phản ứng của các quan chức Việt Nam ra sao. Và cung cách họ đã đối xử với những người phụ nữ đó. Đồng thời, ông có trao đổi với họ về hình ảnh công an bịt miệng cha Lý ở phiên tòa vào tuần trước, và cái ấn tượng mà nó đã vẽ lên cho người ta thấy?

Đại sứ Micheal Marine: Tôi nghĩ sẽ thích hợp hơn nếu anh đặt những câu hỏi về phản ứng của các quan chức Việt Nam [về việc công an ngăn cản những người phụ nữ được mời đến nhà đại sứ Marine] đến các quan chức Việt Nam. Về việc phiên tòa xử cha Lý, tôi nghĩ rằng nó đã diễn ra một cách công khai hơn những phiên tòa lần trước, và đây là một chuyển hướng tích cực. Tôi không có mặt tại phiên tòa, nhưng tôi có thấy những tấm ảnh đó. Tôi biết có những phiên tòa ngay tại nước Mỹ, trong trường hợp tù nhân gây náo động sẽ bị đối phó bằng vũ lực. Cho nên, cũng có thể có lý do chính đáng để có những người vận thường phục đứng đằng sau cha Lý. Nhưng tôi tin rằng cha Lý không đáng bị tống vào nhà tù. Có thể rằng một số hoạt động của ông vi phạm luật pháp của Việt Nam, những luật pháp Việt Nam cũng cần nên coi lại để phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Như tôi đã nói, hai chính quyền Việt Nam và Mỹ có cái nhìn khá khác nhau về vấn đề này, cho nên cả hai bên vẫn còn nhiều việc để phải làm."



Saturday, June 16, 2007

Tưởng niệm nạn nhân cộng sản: nạn nhân nào?

Đài RFA và một số đại lý truyền thông tiếng Việt ở Mỹ cho biết ngày13/6/2007, tổng thống George W. Bush tham dự buổi “Lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản”. Vẫn theo đài RFA, đây là tượng đài để tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và những nước được có tên trong danh sách gồm có Nga, Trung Quốc, Cambodia, và Việt Nam.

Bỏ qua quán tính phường tuồng của những người chống cộng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và những người Mỹ thầy của họ, chúng ta thấy gì qua hành động mang tính tượng trưng này? Trước hết, đây là một vở tuồng khá kệch cỡm, được thiết kế trong chiến dịch tuyên truyền nhằm lấy lại niềm tin của người Mỹ trong vấn nạn Iraq hiện nay, và cũng để đánh lạc hướng những cuộc tàn sát người Iraq mà quân đội Mỹ đang thực hiện có hệ thống ở Iraq.

Show diễn “tưởng nhớ nạn nhân chủ nghĩa cộng sản” còn nói lên tính đạo đức giả của chính phủ Mỹ. Thật vật, Mỹ là nước gây ra chiến tranh nhiều nhất trên thế giới. Và cũng không ngạc nhiên, khi các chuyên gia xếp hạng về Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index), nước Mỹ đứng hạng 96 trong số 121 quốc gia, còn tệ hơn cả Yemen! Ông Abruzzese (Chủ bút Tổ Tin tức Kinh tế chịu trách nhiệm công bố danh sách này) cho biết lý do Mỹ bị điểm thấp là vì số lần tham dự vào các cuộc chiến tranh, số quân nhân bị tử trận và chi phí cao cho ngân sách quốc phòng. Thật ra, nếu có ai tính toán số người bị chết hay thương tật trong các cuộc chiến do Mỹ chủ động thì con số chắc còn gấp 10 lần con số “nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản”. Đáng lẽ tổng thống Bush phải xây đài tưởng niệm những nạn nhân người Iraq, Afghanistan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Bosnia, v.v… do Mỹ trực tiếp hay gián tiếp tàn sát mới đúng.

Những ai còn nghi ngờ về phát biểu trên có thể tìm đọc cuốn sách “In the Name of Democracy: American War Crimes in Iraq and Beyond” (Nhân danh dân chủ: Tội phạm chiến tranh của Mỹ tại Iraq và các nơi khác) của Jeremy Brecher, Jill Cutler, và Brendan Smith. Trong sách, các tác giả tường thuật và phân tích những tội phạm chiến tranh của Mỹ tại Iraq và các nước khác trên thế giới. Một số tội phạm đã được đề cập ngắn trên báo chí Mỹ, nhưng đại đa số các tội phạm tày trời và dã man khác hưa bao giờ được đề cập đến.

Trong một bài điểm sách, một tác giả Vernon Ford viết: “Trong khi người Mỹ đang đau đớn đánh giá lại cuộc chiến ở Iraq và mối liên hệ của cuộc chiến này trong cuộc chiến chống khủng bố, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy tội phạm chiến tranh của Mỹ xảy ra một cách có quy chuẩn, bình thường, chứ không phải chỉ vài trường hợp cá biệt do một số sĩ quan cấp thấp lệch hướng làm điều xằng bậy như báo chí thường mô tả. Cuốn sách là một sưu tập bao gồm phỏng vấn, tài liệu FBI, phát biểu của những người lính sau này thành những người chống chiến tranh, tất cả cung cấp cho chúng ta một cái nhìn ớn lạnh về cuộc chiến đã được khởi động và thực hiện như thế nào. Phần I cuốn sách viết về các bằng chứng tội phạm chiến tranh của Mỹ (bao gồm những chiến thuật “ra tay trước”, vi phạm quyền con người) qua lăng kính luật pháp quốc tế. Các phần khác khai thác những cá nhân, quan chức chịu trách nhiệm trong những vụ tra tấn tù nhân, và các hành động bất hợp pháp trong cuộc chiến. Sau cùng, cuốn sách thẩm định sự thất bại của các cơ quan pháp luật của Mỹ trong việc khống chế tội phạm chiến tranh của Mỹ.”

Rất nhiều hành vi tội phạm chiến tranh của Mỹ tại Iraq xảy ra hàng ngày nhưng báo chí Mỹ không nói đến, và đài RFA tất nhiên cũng không nói đến. Chẳng hạn như báo The Guardian (Anh) hôm 15/9/2004 cho biết một trường hợp tiêu biểu trong hàng ngàn trường hợp xảy ra hàng ngày ở Iraq như sau. Báo The Guardian cho biết trong một cuộc tấn công vào thường dân tại trung tâm thành phố Baghdad vào ngày Chủ nhật 11/9/2004, máy bay trực thăng Mỹ bắn rocket vào đám đông đang vây quanh một chiếc xe đang cháy trên đường Haifa (gần Khu Xanh, tức khu vực dành riêng cho người Mỹ và Anh). Bộ y tế Iraq cho biết cuộc tấn công giết chết 20 người và gây thương tích cho 39 người. Tất cả nạn nhân đều là thường dân. Họ chết và mang thương tật chỉ vì ở vào một nơi không đúng vào một thời điểm không may.

Nên nhớ rằng đó chỉ là một trong những trường hợp xảy ra hàng ngày ở Iraq ngày nay, nhưng báo chí Mỹ lờ đi. Đó là một tội phạm chiến tranh. Thật vậy, những công nghệ quân sự mà Mỹ đang sử dụng ở Iraq như bom cluster, uranium bẩn (depleted uranium) là những vũ khí bất hợp pháp. Điều 85 của Quy ước Geneva (Geneva Conventions) định nghĩa rõ rằng tội phạm chiến tranh bao gồm "một cuộc tấn công bừa bãi gây tổn hại đến thường dân một cáchc có ý thức". Ủy ban về vũ khí của Liên Hợp Quốc định nghĩa bom cluster là “vũ khí có ảnh hưởng bừa bãi” (weapons of indiscriminate effects). Một ký giả người Anh ở Iraq viết như sau: “Trong số 168 bệnh nhân mà tôi đếm được, không một ai được điều trị khi bị thương vì bom. Tất cả bệnh nhân, đàn ông, đàn bà, trẻ em đều mang trong người những mảnh bom. Những mảnh bom này như những hạt tiêu rải trên cơ thể họ. Da biến thành màu đen. Đầu bị vở ra từng mảnh. Chân tay bị đứt lìa. Một bác sĩ ở đây cho tôi biết ‘tất cả những trường hợp này mà ông đang thấy đều do bom cluster mà ra’. . . Phần lớn nạn nhân là trẻ em và họ chết chỉ vì ở ngoài đường.”

Tội phạm của Mỹ đâu chỉ xảy ra ở Iraq, mà còn ở Afghanistan. Tháng 12 năm 2002 đài truyền hình Đức ARD, đài truyền hình số 5 của Anh, đài truyền hính RAI của Ý trình chiếu một phim tài liệu 45 phút có tựa đề “Massacre in Afghanistan—Did the Americans Look On?” (Cuộc tàn sát ở Afghanistan – Người Mỹ có nhìn kỹ?) Bộ phim do một phóng viên và nhà làm phim Jamie Doran (người Ái Nhĩ Lan) thực hiện. Bộ phim cho thấy sau khi Mỹ giải phóng tỉnh Konduz (Afghanistan) vào tháng 11/2001, đồng minh của Mỹ là tướng Abdul Rashid Dostun cùng với sự hỗ trợ của lính Mỹ tra tấn dã man và giết hơn 3000 (ba ngàn) tù nhân Talobans. Sau cuộc tàn sát này, bộ phim cho chúng ta xem cuộc tàn sát ở Qala-i-Janghi. Cùng với tướng Rashid Dostum và quân đội Mỹ tiếp tục tàn sát 3000 tù nhân được “phân loại” từ 8000 tù nhân chiến tranh ở nhà tù Shibarghan. Tù nhân chiến tranh được chở đến Shibarghan trong những thùng container thiếu không khí. Mỗi container chứa 200 đến 300 người do tài xế xe địa phương lái. Một tài xế tham dự vào cuộc chuyên chở này cho biết trung bình 150 đến 160 tù nhân chết trên đường vận chuyển.

Tội phạm chiến tranh mà Mỹ gây ra có một lịch sử rất dài. Trong cuộc chiến ở Nam Hàn vào thập niên 1940s, lính Mỹ cũng từng phạm tội ác chiến tranh. Trong bài viết “American War Crimes: The Two Faces of America” (Tội ác chiến tranh của Mỹ: Hai mặt của nước Mỹ), tác giả Hee Kyoung Chun cho biết lính Mỹ từng tàn sát thường dân nhiều nơi ở Hàn Quốc trong thời đó. Nên nhớ rằng Nam Hàn từng chịu sự cai trị của quân đội Mỹ từ tháng 9/1945 đến 15/8/1948. Chẳng hạn như ngày 3/4/1948, lính Mỹ cùng với cảnh sát Nam Hàn và các lực lượng chống cộng sản tàn sát 30000 (ba chục ngàn) người trên đảo Cheju. Đảo này lúc đó có 300 ngàn dân, do đó con số bị giết lên đến 10%! Một cuộc tội ác đẩm máu khác cũng đo lính Mỹ và lính Nam Hàn gây ra là vụ tàn sát tại tỉnh Nogun-ri. Trong vụ này, lính Mỹ giết hàng trăm người tỵ nạn, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, những người bị kẹt dưới chân cầu Nogun-ri trong khi lính Bắc Hàn đang tiến về và lính Mỹ đang tiến tới. Một cựu sĩ quan Mỹ nhớ lại sự việc và cho biết: “Mấy tên chết tiệt này. Chúng ta hãy tiêu diệt tất cả chúng,” và một tay súng khác nhớ lại “chúng tôi chỉ đơn giản thủ tiêu họ”!

Bình luận về tội phạm chiến tranh của Mỹ, nhà bình luận Hee Kyong Chun viết: “Giới chính khách Mỹ thường hay nói đến chuyện nhân quyền, nhưng họ đã từng phạm những tội chiến tranh chống lại con người nhân danh “luật quốc tế” trên khắp thế giới. Tôi thấy hai mặt của nước Mỹ. Trước hay sau gì thì Mỹ cũng phải trả giá cho hành động của họ. Những hành động tàn bạo của họ sẽ không bao giờ quên.”

Nói đến tội ác chiến tranh của Mỹ và nạn nhân của Mỹ mà không nói đến cuộc chiến Việt Nam thì quả là một thiếu sót lớn. Không thể kể hết những cuộc tàn sát dã man và đẩm máu của quân đội Mỹ tại Việt Nam qua một bài báo. Nhưng những ai muốn tìm hiểu thì có thể đọc loạt bài trên
Los Angeles Times để biết thêm chi tiết. Tuy nhiên, một vài trường hợp được ít nhiều người biết đến cần phải được nhắc lại ở đây cho công bằng.

Ngày 16/3/1968, tại xã Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi, trung úy William Calley chỉ huy Trung đội 1, thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn số 1, Lữ đoàn 11, cùng với Đại đội không kích trực thăng 174, tập trung theo hình chữ V tấn công vào thường dân. Bảy giờ 45 phút sáng, chiếc trực thăng đầu tiên của Calley hạ cánh xuống cánh đồng rìa làng, nơi có một số nông dân đang cày ruộng. Họ không dám bỏ chạy, vì kinh nghiệm cho thấy nếu vậy sẽ bị nghi là Việt Cộng và ăn đạn. Nhưng không may mắn, Calley xem họ là Việt Cộng và ra lệnh cho binh lính xả súng tàn sát tất cả những người nông dân xấu số đó. Máu giết người đang lên mức cao độ, Calley và đồng bọn tiếp tục vào làng càn quét, tập trung dân làng theo từng nhóm nhỏ, lùa vào nhà rồi thản nhiên tung lựu đạn. Một tốp khác đẩy người dân xuống mương rồi xả đạn một cách không thương tiếc. Người, lợn, gà, chó... chạy nháo nhác. Hàng trăm vụ cưỡng hiếp, giết người xảy ra ở mọi nơi. Ngôi làng chìm trong biển lửa. “Thành tích” của Calley là 504 người bị giết chết, trong số đó có 182 phụ nữ (17 người đang mang thai), 173 trẻ nhỏ (56 bé còn ở tuổi ẵm bồng) và 60 cụ già trên 60 tuổi. Tất cả họ đều là thường dân. Cuộc càn quét cũng không phát hiện một Việt Cộng nào!

Sau nhiều tố cáo của chính đồng đội của Calley, mà đặc biệt là chuẩn ý Hugh Thompson, về tội ác giết người hàng loạt của Calley, Mỹ mở phiên tòa xử Calley. Bản cáo trạng của quân đội Mỹ luận rằng tội của Calley là “giết 109 người châu Á”. Họ thậm chí không dám dùng chữ “người Việt Nam”, mà chỉ nói “Người châu Á”! Ngày 29/3/1971, toà án kết tội Calley giết chết ít nhất 22 người Việt Nam. Sau khi nghe tội danh, hắn đã đứng thẳng dậy, hướng về chủ tịch bồi thẩm đoàn, nghiêm trang chào theo kiểu nhà binh. Ngày hôm sau, toà tuyên án tù chung thân và lao động khổ sai. Nhưng chỉ hai ngày sau (1/4/1971) tổng thống Richard Nixon đặc cách cho Calley chỉ phải chịu quản thúc tại gia trong khi tiến hành thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, Calley chẳng nằm tù bao giờ. Calley vẫn tiếp tục được sống dưới mái nhà của mình. Đến năm 1973, mức án của hắn được bộ trưởng Quân đội giảm xuống 10 năm. Ngày 9/9/1974, Calley được ân xá! Đó là công lý kiểu Mỹ.

Nhưng Mỹ Lai chỉ là một trường hợp nổi bật. Trong thực tế, còn hàng trăm hay cả ngàn vụ tàn sát khác mà chúng ta chưa biết được. Hiện nay, chúng ta biết rằng các cuộc tàn sát sau đây đã xảy ra và báo chí Mỹ hay Âu châu đã đề cập đến. Ngày 25/2/1969, dân biểu Bob Kerrey chỉ huy một nhóm gồm 7 lính đặc công (SEAL) giữa đêm tấn công vào ấp Thăng Phong để truy tìm kẻ thù. Không tìm được kẻ thù, họ quay sang thảm sát 13 phụ nữ và trẻ em. Tất cả các thường dân này bị tập trung lại và lính Mỹ lạnh lùng bắn từng người. Nhưng phải chờ đến 32 năm sau, sự việc mới được báo New York Times tiết lộ vào ngày 20/4/2001. Ngày 19/2/1970, một đơn vị 5 lính thuộc sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 tiến vào xã Sơn Thắng, ra lệnh 16 phụ nữ và trẻ em đứng xếp hàng và lạnh lùng bắn giết từng người một. Ngoài các vụ này, hồ sơ tội ác chiến tranh còn ghi lại 7 vụ thảm sát trong giai đoạn từ 1967 - 1971 khiến ít nhất 137 thường dân thiệt mạng, 78 vụ tấn công không tham chiến khiến ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 người bị hãm hiếp, và 141 trường hợp lính Mỹ tra tấn những thường dân bị bắt giữ hoặc tù binh chiến tranh bằng nắm đấm, gậy, chày, nước hoặc sốc điện.

Ấy thế mà Mỹ nay lập tượng đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản! Không biết khi mở miệng nói chuyện tưởng niệm, giới chính khách cực đoan Mỹ có bao giờ nhớ lại vụ lính Mỹ đã gieo rắc không biết bao nhiêu tàn phá và tàn bạo trên thường dân Việt Nam. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng lực lượng “Mãnh hổ” (Tiger Force) của Mỹ đã bắn giết hàng trăm thường dân ở Quảng Ngãi vào năm 1967, và còn man rợ hơn, chúng cắt xén tai của nạn nhân để làm đồ trang sức! Tất cả những hành động giết người man rợ đó đã được giới quân sự Mỹ công nhận là sự thật, nhưng lại dấu nhẹm suốt 35 năm. Ngay cả sau khi được giới báo chí phanh phui và nêu đích danh những phần tử giết người đó trên mặt báo, nhưng chính phủ Mỹ đã phới lờ, đến nỗi giới báo chí phải kêu lên rằng “Chấm dứt một cuộc điều tra mà không có công lý” (“Inquiry ended without justice”, báo The Blade, 21/10/2003). Mỹ có tưởng niệm đến họ không?

Những người Mỹ gốc Việt cực đoan (hay nói như một độc giả của Chuyển Luân là “Mỹ con”) có mặt trong buổi “tưởng niệm” như Nguyễn Chí Thiện cho rằng đó là một “ngày lịch sử”. Thế thì Nguyễn Chí Thiện nghĩ gì về những tên tội phạm chiến tranh mang quốc tịch Mỹ đã tàn sát một cách man rợ những người anh em mang họ Nguyễn (như Nguyễn Chí Thiện), họ Trần, họ Lê, họ Phạm, họ Phan, v.v… trên đất Việt Nam. Những tên giết người không gớm tay, được sinh ra, giáo dục và lớn lên trong xã hội Mỹ, được huấn luyện và trang bị các kỹ thuật giết người tàn bạo không hề biết đến ân hận, ăn năn là gì. Ngược lại, chúng còn rất tự hào với hành động giết người của họ. Khi được phóng viên hỏi về hành động giết người của hắn, Calley thản nói một cách tự hào rằng: “Tôi rất tự hào vì đã phục vụ quân đội Mỹ và tham gia trận Mỹ Lai”. Hắn dùng chữ “trận Mỹ Lai”! Sau đây là những phát biểu của một số tên giết người mang áo quân đội Mỹ khác (trích phát biểu trên tờ Blade 2003): Willian Boyle tham gia trong cuộc tàn sát ở một xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói: “Điều duy nhất mà tôi ân hận là tôi không giết nhiều hơn nữa. Nếu tôi biết cuộc chiến sắp kết thúc sớm như thế, tôi muốn sẽ giết nhiều hơn nữa.”

Sau đây là những tường thuật mang tính sinh động, hay nói theo người Anh là “graphical”, về những hành động tội phạm chiến tranh của quân đội Mỹ do chính lính Mỹ kể lại trên tờ Los Angeles Times (5/8/2006):

“Một ai đó bắt được cậu bé trên đồi, và họ lôi xuống, một trung úy hỏi ai muốn giết cậu bé. Hai người tình nguyện bước lên. Một người đá vào bụng cậu bé. Người kia lôi cậu bé ra đằng sau tảng đá và bắn. Họ quăng xác cậu bé xuống sông và báo cáo cậu bé là kẻ địch bị giết trong khi đang hoạt động.”

“Khi tôi quay lại, 2 người đã bắt được ông già, một người tóm tay, một người tóm chân và họ quăng ông xuống đồi lởm chởm đá”.

“Hai lính Mỹ dùng một người đàn ông Việt Nam làm mục tiêu để thực tập. Họ phát hiện ra nạn nhân đang ngủ trong một túp lều và quyết định giết ông để giải trí. Mọi người điểm xạ vào ông ta, xem ai bắn chính xác hơn.”

“Họ phát hiện một người đàn ông và tình nghi ông ta đã hỗ trợ kè thù. Họ bắt ông đứng trước một xe bọc thép. Họ lái xe lao thẳng vào người đàn ông nhưng không chết vì ông chạy ngoằn ngèo, do đó họ quay ngước xe lại và cán lên người đàn ông một lần nữa”

“Các binh sĩ lôi một cô gái trần truồng khoảng 19 tuổi ra khỏi nơi ở và đưa cô này tới nơi có nhiều thường dân đang bị quây vào một chỗ. Cô bị quăng xuống nền đất. Binh lính vây quanh số thường dân này và xả đạn vào họ…Việc đó kết thúc sau vài giây. Máu, thịt, và mọi thứ bắn tung tóe…”

“Tất cả số người trên bị bắt đứng vào hàng và bị bắn chết. Khi cuộc bắn giết kết thúc, tôi quay lại thấy một phụ nữ chạy khỏi nhà ra chỗ đám người bị giết và trông thấy đứa con của mình bị bắn. Chị bế đứa con lên nhưng bị bắn và đứa trẻ lại bị bắn tiếp một lần nữa.”

Vậy thì xin hỏi tổng thống Bush và những người Mỹ gốc Việt đang đứng quanh ông hôm 13/6/2007 trong vở tuồng tưởng niệm rằng có khi nào ông để tâm (thành tâm) tưởng nhiệm những nạn nhân Việt Nam này không? Và còn nhiều hơn thế nữa, những 3 triệu người Việt Nam bị chết hay bị chôn vùi trong 25 triệu hố bom được đào bởi 13 triệu tấn bom và 80 triệu lít chất độc hóa học của Mỹ. Một tượng đài tưởng niệm những nạn nhân này nên được xây trước Tòa bạch ốc thì mới đúng phong cách hào hiệp của Mỹ.

Friday, June 15, 2007

Nước tương đen

Ở đây tôi không bàn đến vụ “nước tương đen”, mà chỉ muốn bàn qua thái độ trao đổi và đưa thông tin. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông Đoàn Hưng nhận xét rằng ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn là “vòng vo”! Thật ra, chính ý kiến của ông Đoàn Hưng mới lạc đề và không cần thiết. Không cần thiết là vì ông hoàn toàn không cho thêm thông tin nào có ích. Lạc đề vì đang bàn chuyện nước tương đen ông nhảy sang chuyện ông quan toà Clarence Thomas!

Theo tôi, ông Phạm Quang Tuấn rất thẳng thắn chỉ ra cái sai của ông Nguyễn Kim Bình. Hãy đọc ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn: “Ông Nguyễn Kim Bình cho những thông tin không cập nhật. Không cập nhật tức là sai. Vì không biết thông tin của mình sai, nên ông Nguyễn Kim Bình viết rằng ông Nguyễn Đình Nguyên viết sai. Ông Nguyễn Đình Nguyên cải chính và cho biết rõ thông tin chính xác và cập nhật.”

Có cách viết nào ngắn gọn hơn câu trên? Không thừa. Không thiếu. Đi thẳng vào vấn đề. Chúng ta cần nhiều ý kiến như thế!

Thật ra, ông Nguyễn Kim Bình mới chính là người “vòng vo tam quốc”. Thay vì trả lời thẳng thắn và ghi nhận nhầm lẫn của mình, ông biện minh lòng vòng, và thậm chí còn khoe cả việc ông từng làm sếp trong “một Phòng Xét nghiệm Y khoa (Pathology Laboratory), một Phòng Kiểm nghiệm (Quality Control Laboratory)”, những thông tin chẳng liên quan gì đến vấn đề.

Vấn đề ở đây là ông Nguyễn Kim Bình không những trích dẫn số liệu thiếu cập nhật hoá, mà còn sai phạm trong việc trích dẫn. Chẳng hạn, ông Nguyễn Kim Bình viết, “Do đó, qui định của SCF không cho phép bất cứ hàm lượng nào (undetectable) của 1,3-DCP trong thực phẩm. Một số các quốc gia khác cũng có những qui định nghiêm ngặt tương tự Liên Âu như Canada, Úc,…kể cả Singapore v.v...[8]” và đề nguồn tại http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=17503410, nhưng bài báo đó không hề có phát biểu đó. Như vậy là thiếu thành thật tri thức.

Trả lời của ông NKB: Lại vòng vo và khoe!

Trong ý kiến vừa qua, tôi có viết rằng: “…nhưng không thấy (ông Nguyễn Đình Nguyên) ghi chú tài liệu tham khảo. Có thể ông quên. Nhưng chắc chắn tôi sẽ bị thuyết phục và cảm ơn nếu được chỉ cho thấy một thông cáo chính thức.”

Do chưa có câu trả lời thoả đáng, để tự tìm lấy một kết luận chính thức và dứt khoát về quy định hàm lượng của 3-MCPD và 1,3 DCP trong nước tương của Úc và Tân Tây Lan, tôi đã gửi một email tới cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc-Tân Tây Lan (Food Standards Australia New Zealand), yêu cầu cho biết quy định hàm lượng chính thức của hai chất trên. Ngày hôm nay (Wed, 13/06/07), tôi nhận được email trả lời cho biết quy định cụ thể và chính thức như sau:

1. Cho chất 3-MCPD: là 0.2 mg/kg trong nước tương, tính theo 40% trọng lượng khô.

2. Cho chất 1,3 DCP: là 0.005 mg/kg trong nước tương, tính theo 40% trọng lượng khô.

Theo một nghiên cứu [1] , nước tương và các sản phẩm tương tự (như dầu hào, xì dầu đặc, v.v…), chứa từ 13.6 - 77.2% trọng lượng khô.

Như thế, chi tiết về quy định hàm lượng của 3-MCPD và 1,3 DCP “cho riêng” Úc & Tân Tây Lan trong bản báo cáo của Thái Lan, mà ông Nguyễn Đình Nguyên trích lại, là chính xác. Xin thông báo lại cho rõ, và xin cáo lỗi đến ông Nguyễn Đình Nguyên, khi tôi đã cho rằng số liệu này (và chỉ với số liệu này) của Thái lan là không cập nhật.

Lẽ ra sai sót trên của tôi, sau những cố gắng cật lực tìm tòi trên mạng mà không phát hiện, sẽ không xảy ra nếu bản báo cáo của Thái Lan có ghi chú đầy đủ các nguồn tham khảo. Mọi điều có thể sẽ được giải đáp thoả đáng, dễ dàng. Một bản báo cáo khoa học, chứa nhiều số liệu dùng để biện minh từ rất nhiều nguồn, của một Viện Tiêu chuẩn Quốc gia (Thai Industrial Standards Institute, Bộ Công nghiệp) [2] , mà lại không có ghi chú các tham khảo theo như nguyên tắc đòi hỏi cho các tài liệu, báo cáo khoa học, là chuyện rất lạ, cực hiếm. Xin hiểu, đây là một phát biểu thêm, mang tính phê phán được cho phép, về một yếu tố (và cũng là nguyên tắc) rất quyết định cho các kết luận trong cuộc trao đổi này. Cũng như cho mọi trao đổi về khoa học.

Nhân đây cũng xin có vài điều với ông Trần Đình Hoàng:

Nếu ông nhìn lời phát biểu với ý “không có kinh nghiệm về kiểm nghiệm thực phẩm dù từng phụ trách các phòng kiểm nghiệm y khoa và dược phẩm” của tôi là một điều khoe khoang (?) thì ông quá khắt khe hoặc thiên kiến. Phát biểu này chỉ nói lên sự ngần ngại lạm bàn về một lãnh vực khá gần gũi, dù có nhiều kinh nghiệm (không tệ) trong các lãnh vực rất tương tự. Xin ông Trần Đình Hoàng hiểu đúng như thế.

Trong lãnh vực khoa học, sai lầm hay sai sót, là điều có thể xảy ra; và thường bị nghiêm khắc chỉnh sửa, thậm chí chỉ trích mạnh mẽ. Các điểm bị nhắm vào là: phương pháp, trang thiết bị, thuốc thử, số liệu, tài liệu tham khảo, kết quả, so sánh, giải thích, suy luận, kết luận, v.v… Đây là điều bình thường và cần thiết, vì tranh luận các kết quả khác biệt trong khoa học là một trong các động lực chánh thúc đẩy cho các tiến bộ về khoa học. Nhưng bàn về khoa học lại qua những lăng kính thành kiến, nhằm mục đích đả kích cá nhân hơn là phục vụ và tìm tòi sự thật, là một điều thật xa lạ, phản khoa học. Điều này thì chắc ai cũng đồng ý là… rất đáng chê trách.


[1]http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=15561070[2]http://www.tisi.go.th/3_MCPD/3_MCPD.html

Đài RFA và tuyên truyền chống Việt Nam

Năm mươi năm trước, Tổng thống Eisenhower lập một cơ quan thông tin đặc biệt có tên là United States Information Agency hay USIA. Rất ít người Mỹ nghe biết đến nó, vì phạm vi hoạt động của cơ quan này không phải ở Mỹ, mà đối tượng là những nước mà Mỹ muốn thuyết phục và khuynh đảo. Nói một cách ngắn gọn sứ mệnh của USIA là tuyên truyền, qua việc truyền bá lý tưởng của Mỹ và đường lối ngoại giao của Mỹ. Trong thời “huy hoàng” của Chiến tranh lạnh USIA có mặt ở 150 quốc gia trên thế giới. Đến năm 1999 thì USIA hết sứ mệnh và bị đóng cửa. Nhưng các chương trình của USIA được chuyển sang Bộ ngoại giao (State Department).

Một trong những “di sản” của tuyên truyền thời Chiến tranh lạnh là đài Âu châu tự do (Radio Free Europe hay RFE), được bí mật điều khiển bởi CIA. Nhưng đến năm 1972, khi bí mật này được tiết lộ, đài RFE được chuyển giao cho Quốc hội Mỹ. Nhiệm vụ chính của RFE là tuyên truyền chống Liên Xô và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ. Khi các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, đài RFE quay sang phát thanh bằng tiếng Chechen, Circassian, và Avar, với mục tiêu “chọc tức” Nga.

Đài Á châu tự do (Radio Free Asia hay RFA) được thành lập trong thời gian Chiến tranh lạnh (năm 1950), cũng dưới sự quản lý của CIA, với mục tiêu chính là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù, tức các nước xã hội chủ nghĩa thời đó. Đến năm 1971 CIA chuyển quyền điều hành đài RFA sang cơ quan có tên là Board of International Broadcasting (BIB) do tổng thống Mỹ bổ nhiệm và chỉ đạo. Đến năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật truyền thông quốc tế, và RFA chính thức trở thành một công ty tư nhân, bất vụ lợi. Tuy trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách của RFA lại được Quốc hội Mỹ tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG (Broadcasting Board of Governors). Hiện nay, RFA phát thanh 9 thứ tiếng qua làn sóng ngắn và internet đến các nước Trung Quốc, Tibet, Miến Điện, Lào, Kampuchea, Việt Nam, và Bắc Hàn.

Sứ mệnh chính thức của BBG là “khuếch trương và duy trì tự do và dân chủ qua việc phát đi những bản tin tức khách quan và chính xác, và thông tin về nước Mỹ và thế giới đến các thính giả nước ngoài”. Đối tượng chủ yếu mà RFA nhắm đến là Trung Quốc. Thật vậy, một tuyên bố về sứ mệnh của RFA có đoạn viết “tiếp tục chương trình truyền thông quốc tế của Mỹ, và thiết lập một dịch vụ truyền thông đến người Trung Quốc và các nước Á châu khác, những người thiếu thốn thông tin và ý tưởng, và qua đó truyền bá những thông tin và ý tưởng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của Mỹ”.

Như vậy, tuy mang danh nghĩa là một công tuy tư nhân, nhưng RFA không dấu diếm rằng nó là một công cụ của chính quyền Mỹ, nhằm phục vụ lợi ích và mục tiêu của chính quyền Mỹ.

Điều này càng chứng minh tính đạo đức giả, thói quen nói một đường làm một nẽo của chính phủ Mỹ. Trong khi Mỹ luôn rêu rao rằng họ có nền báo chí tự do nhất thế giới, rằng chính phủ Mỹ không kiểm soát báo chí, trong khi đó ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam không có tự do báo chí, vì tất cả các cơ sở truyền thông đều do Nhà nước quản lý. Đúng là Mỹ có nhiều đài báo tư nhân, và đài báo phản ảnh quyền lợi của các công ty kỹ nghệ Mỹ. Mà quyền lợi của các các công ty kỹ nghệ Mỹ cũng chính là quyền lợi của chính phủ Mỹ. Do đó, không thể nói rằng Mỹ có nền báo chí “tự do nhất thế giới”, bởi vì báo chí ở Mỹ cũng chỉ phục vụ cho chính quyền Mỹ mà thôi. Cũng như đài RFA và các đài tư nhân khác cũng chỉ phục vụ cho chính sách tuyên truyền của Mỹ.

So với các đài Việt ngữ ở nước ngoài do các nhóm người Việt ở Mỹ điều hành, đài RFA tỏ ra có thông minh và “có nghề” hơn. Không như các đài Việt ngữ cực đoan chuyên hành nghề chửi bới và xuyên tạc tình hình Việt Nam một cách ngu xuẩn, đài RFA cố gắng tỏ ra có nghiệp vụ hơn như có phóng viên đến Việt Nam thu thập tin tức, có phỏng vấn các quan chức trong chính phủ Việt Nam. Về mặt ngôn ngữ, RFA cũng khôn hơn nhiều so với các đài của người Việt chống cộng, vì họ sử dụng từ ngữ phổ thông ở trong nước. Để tỏ ra mình là cơ quan ngôn luận nghiêm túc, RFA cũng tinh ranh hơn các đài Việt ngữ chống cộng ở chỗ gọi các quan chức trong chính phủ Việt Nam bằng chức danh rõ ràng. Họ tránh tối đa sử dụng các ngôn từ cảm tính như “Cộng sản Việt Nam” (một loại mantra của các đài Việt ngữ chống cộng). RFA cũng tránh cách nói xách mé hay xấc láo của các đài Việt ngữ chống cộng hay dùng. Nói chung có lẽ vì do người Mỹ quản lý cho nên RFA thông minh, tinh vi, và tuyên truyền có bài bản.

Nhưng phần lớn những người trực tiếp phụ trách chương trình Việt ngữ của đài RFA là những quan chức của chế độ miền Nam Việt Nam trước 1975, những người được USIA đào tạo, cho nên họ vẫn còn mang trong đầu tư tưởng chống chính quyền hiện tại ở Việt Nam. Thỉnh thoảng họ cũng quên bài học từ các người thầy Mỹ, và như là một quán tính, nên cũng sử dụng những từ ngữ xách mé trong thời Chiến tranh lạnh. Có thể nói gần hơn 90% các bản tin của RFA về Việt Nam là những bản tin xoay quanh những vấn đề mà người Việt ở Việt Nam chẳng quan tâm hay những gì mà họ đã biết qua báo chí trong nước.

Thật ra, có thể nói không ngoa rằng những người làm việc và điều hành chương trình Việt ngữ của RFA là những người Mỹ con. Cũng không có gì quá đáng khi nói như thế vì họ là công dân Mỹ cho dù có mang giòng máu Việt Nam. Vì là Mỹ con nên chúng ta phải thông cảm là họ phải làm có lợi cho Mỹ, đất nước đang dung dưỡng và nuôi nấng họ. Thành ra, không ngạc nhiên khi chúng ta thấy những người Mỹ con này rất thích chơi bẩn Việt Nam bằng cách tung tấm hình Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi la hét trước tòa. Chỉ tiếc rằng những người Mỹ con này không trưng bày tấm hình những tù nhân trần truồng ở nhà tù Guatemala bị chó berger dọa cắn, những bức hình mà tù nhân bị tra tấn dã man. Khách quan của RFA là như thế đó!

Với lối làm truyền thông theo kiểu Chiến tranh lạnh, không ngạc nhiên khi phần lớn các chương trình phát thanh của RFA hoàn toàn có mục tiêu gây bất ổn định cho Việt Nam. Những chiêu bài mà RFA đặc biệt quan tâm khai thác tối đa là tự do, dân chủ, và tôn giáo. Họ không ngại dựng chuyện, biến từ chuyện không có thật thành những chuyện như thật. Họ không xấu hổ khi sẵn sàng nói sai sự thật. Do đó, không ngạc nhiên trong một chương trình gần đây, họ dựng chuyện chính quyền địa phương Huế đàn áp không cho tổ chức lễ Phật đản! Thật là một sự xuyên tác trắng trợn, vì chính tôi là người có mặt trong buổi lể Phật đản ở Huế được diễn ra rất tưng bừng với hàng ngàn Phật tử tham dự. Nói về những trò biến giả thành thật, biến thật thành giả của RFA thì không thể nói hết trong một bài bình luận được.

Nhận định về vai trò và cách làm việc của RFA, Catharin Dalpino thuộc Brookings Institution, người từng giữ chức phó thứ trưởng phụ trách nhân quyền trong Bộ ngoại giao dưới thời Clinton, gọi Radio Free Asia là “một sự phí tiền”. Bà Dalpino viết rằng: “Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy có một kẻ thù ý thức hệ, chúng ta thành lập một cơ sở phát thanh với cái tên Đài Tự Do Cái Gì Đó”. Bà Dalpino từng duyệt qua các chương trình phát thanh của RFA và cho rằng đài này thiếu khách quan. “Họ nghiêng nặng về các bản tin và báo cáo của những người bất đồng chính kiến, những tổ chức phản động lưu vong. Nó chẳng có tin gì từ trong nước. Thông thường, những bản tin được đọc cứ như là những đoạn văn trong sách giáo khoa về dân chủ, mà ngay cả người Mỹ cũng cảm thấy đó là tuyên truyền”.

Quả thật bà Dalpino nhận xét quá chính xác. Các “khách mời” thường xuyên của RFA là những tổ chức khủng bố của người Việt lưu vong, những tổ chức cực đoan chống phá Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, những thành phần lưu manh và cơ hội chính trị mang danh hiệu “nhà dân chủ” như Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Đỗ Nam Hải, v.v… Những thành phần này được RFA mớm cung để nhào nặn ra những bình luận dự báo bi đát về tình hình ở Việt Nam, và nhất là qua RFA xin Mỹ chút ân huệ để làm chính trị đối kháng. Không biết các bạn đọc thì sao, chứ tôi chỉ nghe qua vài ba câu từ những thành phần này là tôi muốn nôn ói, vì những luận điệu ấu trĩ, ngu xuẩn, và hèn hạ của những kẻ sẵn sàng tự biến mình thành những tên Lê Chiêu Thống tân thời.

Việt Nam không phải là đối tượng duy nhất để RFA xuyên tạc. Như nói trên, Trung Quốc mới chính là đối tượng số một. Thành ra, không ngạc nhiên chút nào khi đài RFA liên tục sản xuất những câu chuyện nhằm xuyên tạc tình hình chính trị và xã hội Trung Quốc. Bình luận về đài RFA, một bình luận gia Trung Quốc ở Hồng Kông viết: “Từ những bản tin thiếu khách quan, đầy thiên vị của RFA, người ta có thể thấy động cơ chính của Chú Sam là khống chế sự phát triển của các nước Á châu và gây nên tình trạng bất ổn ở các nước này. Đài RFA dựng lên những câu chuyện về nhân quyền ở Trung Quốc nhằm chia rẻ tình đoàn kết của người Trung Quốc ... Nó (đài RFA) chưa bao giờ có một tiếng nói tích cực và xây dựng về sự phát triển của Á châu, đặc biệt là sự đoàn kết của các sắc tộc ở Trung Quốc”.

Khi đài Âu châu tự do, một cơ quan tuyên truyền chị em với đài RFA, đóng cửa, một bình luận gia Hy Lạp viết như sau: “Đây là một tin vui và cũng là một tin buồn. Vui là vì người Macedonia không phải bị tra tấn bằng những bản tin chống Macedonia qua chính ngôn ngữ của họ từ một tổ chức có mục tiêu chính là yểm trợ lật đổ chế độ và làm phân hóa tình đoàn kết dân tộc. Buồn là vì một số người phải mất công ăn việc làm, không còn cơ hội làm tôi tớ cho ngoại bang nữa. Tôi luôn nghi ngờ động cơ của đài Âu châu tự do, vì nó thể hiện quyền lợi của CIA và Bộ ngoại giao Mỹ ”.

Cả hai nhận xét của bình luận gia Trung Quốc và Hy Lạp đều có thể áp dụng cho trường hợp Việt Nam. Thật ra, chỉ cần thay hai chữ “Việt Nam” vào hai chữ “Trung Quốc” hay “Hy Lạp” chúng ta có ngay những bài bản mà RFA sản xuất để đánh lung lay chế độ hiện hành ở Việt Nam, để gây xáo trộn xã hội Việt Nam, để kích động quấy rối an ninh Việt Nam. Ngay cả những bản tin có vẻ như là khách quan, nhưng kỳ thực là được phát thanh cùng với những bản tin ngụy biện và xuyên tạc khác nhằm cho người nghe thấy “đấy, Việt Nam bây giờ tuy có khá nhưng cơ bản vẫn là đàn áp đối lập”. Ngay cả những phỏng vấn với những quan chức cao cấp Việt Nam và các nhà khoa học Việt Nam cũng được lồng vào những chương trình chính trị làm cho người nghe thấy đây là những người đồng tình với quan điểm chống Việt Nam của RFA. Tất cả nếu núp dưới chiêu bài thời thượng là “dân chủ”, “nhân quyền”, và “tôn giáo”, cũng chẳng nằm ngoài mục tiêu của chú Sam.

Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng RFA là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội “thừa nước đục thả câu”. Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng RFA -- vì sứ mệnh chính trị của họ -- chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam.

TĐH

Làm khoa học trên mạng

Làm khoa học trên mạng

Trần Đình Hoàng

Xin cảm ơn ông
Nguyễn Kim Bình đã chỉ dạy về cách làm việc trong khoa học của các khoa học gia như ông. Tôi chỉ biết tin rằng ông là một nhà khoa học có “kinh nghiệm (không tệ)” trong lĩnh vực thực phẩm như ông tự hào tuyên bố. Tuy nhiên, tôi chỉ thấy tiếc là ông quá khiêm tốn, không cho đồng hương như chúng tôi tiếp cận và ngưỡng mộ những thành tựu nghiên cứu về thực phẩm hay về nước tương của ông đã được công bố ở đâu và lúc nào.

Tôi chỉ là một người tiêu thụ nước tương như hàng triệu người khác chẳng biết gì đến chuyện nước tương đen độc hại ra sao. Chúng tôi chỉ trông chờ vào các nhà khoa học như ông cho thông tin chính xác. Nhưng rất tiếc rằng cách làm khoa học của một nhà khoa học có kinh nghiệm như ông Nguyễn Kim Bình có vẻ đơn giản quá, chỉ “cố gắng tìm tòi trên mạng” rồi viết thành một bài báo. Hệ quả đáng tiếc là ông đã cung cấp thông tin thiếu cập nhật. Tôi phải tự hỏi rằng làm khoa học mà đơn giản thế sao? Tìm tòi trên mạng là làm khoa học ư? Nếu thật sự như thế thì tôi cũng làm khoa học được!

Ông Nguyễn Kim Bình chê Viện Tiêu chuẩn Kỹ nghệ của Thái Lan (Thai Industrial Standards Institute) thiếu hay không ghi chú tài liệu tham khảo theo như nguyên tắc làm khoa học, nhưng tôi thấy hình như cách làm việc của ông cũng không tuân theo nguyên tắc khoa học. Thật vậy, nhiều “trích dẫn” của ông là các đường link đến Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia ở Pháp (
http://cat.inist.fr), và cách trích dẫn này cũng rất lạ lùng, vì tôi thấy các nhà khoa học họ trích dẫn theo toàn bộ tên tác giả, bài báo, tạp chí, năm xuất bản, v.v… ngay trong bài viết của họ. Ví dụ như thay vì trích dẫn theo kiểu ông Nguyễn Kim Bình là http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=15561070, thì các nhà khoa học trích dẫn là: “Crews C, Hasnip S, Potter N, Brereton P. An in-house validated method for the determination of the dry matter content of soy sauce European Food Research and Technology. 2004;218(4):400-2”.

Chỉ ra lỗi lầm của người khác là một chuyện, nhưng vấn đề là một nhà khoa học có can đảm nhận lỗi của chính mình hay không là một chuyện khác. Xin nhắc lại rằng cho đến nay ông Nguyễn Kim Bình vẫn chưa chịu thú nhận rằng ông đã trích dẫn sai. Tôi hỏi lại cho rõ: trong tài liệu số
[8] (bài báo của K.O. Wong, Y. H. Cheong, và H. L. Seah (3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD) in soy and oyster sauces: Occurrence and dietary intake assessment, đăng trên Food control năm 2006, số 17, trang 408-413) có đoạn văn nào để cho phép ông phát biểu rằng Singapore cũng có quy định không cho phép 1,3-DCP trong thực phẩm ở bất kỳ nồng độ nào giống như quy định của SCF? Nếu không có đoạn nào trong bài báo đó làm cơ sở cho nhận xét trên của ông, thì ông vẫn nợ bạn đọc chúng tôi một lời xin lỗi.

Thật ra, chẳng ai đòi hỏi ông Nguyễn Kim Bình phải nói đúng tất cả (vì sức người có hạn), và cũng không có ai đòi hỏi khoa học phải hoàn chỉnh. Vấn đề là những sai sót đó xuất phát từ đâu. Những “sai sót khách quan” xuất phát từ sự hạn chế của phương pháp nghiên cứu, sai số đo lường, hay sai sót do thiếu kiến thức, v.v… thì có thể châm chước được. Nhưng những hành vi vặn vẹo số liệu, trích dẫn từ một tài liệu hạng thứ nào đó làm cho người đọc tưởng rằng mình có trong tay và đã đọc tài liệu gốc (kiểu “tam sao thất bổn”), hay đọc bài báo chỉ qua phần tóm tắt (abstract), v.v… thì không thể xem là sai sót nữa, mà là một sự lường gạt, một hành vi thiếu thành thật tri thức, và không thể chấp nhận trong khoa học.

TĐH